Thuế khoán là gì? Nộp thuế theo phương pháp khoán thường được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về thuế khoán, cùng tham khảo nhé.
Thuế khoán là gì?
Thuế khoán là loại thuế được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán phải nộp.
Xem thêm 12 từ vựng tiếng Anh chuyên nghành Kế toán bạn phải biết
Đối tượng phải nộp thuế khoán
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc của cơ quan thuế.
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh không có chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng với chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ dẫn tới không xác định được số thuế phải nộp thích hợp với thực tế kinh doanh.
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên bằng phương pháp thủ công, phân tán, lưu động và không thường xuyên.
Khái niệm khác có liên quan
Phương pháp khoán
Là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán.
Mức thuế khoán
Là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
:Là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Xem thêm Thuế suất GTGT 5% dành cho ai? Những nguyên tắc tính thuế
Cách tính thuế theo phương pháp khoán.
Thuế khoán là gì? Theo Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán.
– Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
– Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Các trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán
Căn cứ và điều 3 và điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC và điều 51 Luật quản lý thuế 2019, đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán gồm những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trừ trường hợp:
- Hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai, bao gồm: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh, bao gồm: cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Ví dụ: cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân, cá nhân kinh doanh lưu động…
Xem thêm Bật mí 6 lỗi nộp thuế điện tử không được kế toán thường gặp
Những loại thuế áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể
Thuế khoán là gì? Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh hoặc cửa hàng kinh doanh phải chịu 03 loại thuế: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
– Thuế môn bài đóng 1 lần 1 năm vào thời gian đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh tiến hành đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh, nếu rơi vào 6 tháng đầu năm thì hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài cho 1 năm, nếu rơi vào 6 tháng cuối năm thì hộ kinh doanh phải đóng thuế cho nửa năm cuối.
Dựa theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc cửa hàng kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài nếu bị cơ quan thuế phát hiện được sẽ phải tiến hành nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm bị phát hiện là 6 tháng đầu năm hay cuối năm.
Qua bài viết này Hocketoan.com.vn đã cung cấp các thông tin về thuế khoán là gì? Đối tượng phải nộp thuế khoán. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luatvietnam, luatminhkhue.vn, … )