Khấu hao là gì? Khấu hao không còn là khái niệm xa lạ với dân kinh tế nữa, tuy nhiên bạn cũng cần phải hiểu rõ bản chất của nó. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Khấu hao là gì?
Khấu hao là gì? Khấu hao là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong ngành kế toán, tiếng Anh còn gọi là Depreciation. Khấu hao là gì được hiểu là giá trị quy đổi tiền tệ của một loại tài sản mà giá trị đó được tính trên sự hao mòn của tài sản sau một thời gian được sử dụng.
Bên cạnh đó chi phí được quy đổi thành tiền được nói ở trên sẽ làm giảm đi giá trị của tài sản được ghi trong bảng cân đối kế toán. Sẽ tiếp tục giảm cho giá trị của tài sản đó bằng 0 hoặc trở nên không đáng kể.
Xem thêm Kế toán tài chính là gì? Công việc cụ thể của kế toán tài chính?
Ý nghĩa của khấu hao là gì?
Khấu hao là việc đưa dần giá trị TSCĐ vào chi phí kinh doanh hình thành nên một quỹ được gọi là quỹ khấu hao nhằm tái tạo lại TSCĐ của. Tuy nhiên việc khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa rất lớn về cả góc độ doanh nghiệp và cả ở tầm quốc gia.
Về kinh tế
Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan và tại mỗi thời điểm trong một vòng đời hữu dụng của TSCĐ, việc xác định mức độ khấu hao mòn là khó và thậm chí là không thể. Điều này gây nên nhiều khó khăn cho việc quản lý và theo dõi tài sản cố định.
Việc ghi chép, phản ánh giá trị TSCĐ trên sổ sách kế toán là không thể thực hiện được nên đa phần chúng gây khó khăn cho việc bán hoặc trao đổi TSCĐ này với tài sản cố định khác khi doanh nghiệp có ý định thay đổi.
Tuy nhiên thì thông qua hình thức trích khấu hao sẽ cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của TSCĐ, đồng thời do khấu hao là một khoản chi phí kinh doanh nên khấu hao làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp, khấu hao tăng đồng nghĩa với lãi ròng giảm.
Về tài chính
Khấu hao chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn. Tiền khấu hao chính là một yếu tố của chi phí SXKD. do nó là một bộ phận của giá thành sản phẩm nên khi sản phẩm được tiêu thụ ra ngoài thị trường thì tiền khấu hao sẽ được để lại hình thành quỹ khấu hao.
Cách tính giá trị hao mòn TSCĐ
Phương pháp khấu hao TSCĐ cần phải được xem xét lại theo định kỳ nhất định và thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và năm tiếp theo.
Theo nghiệp vụ kế toán thì sẽ có 3 phương pháp khấu hao được áp dụng hiện nay. Theo đó mỗi phương pháp tính khấu hao sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau, cũng như mang lại hiệu quả khác nhau cho doanh nghiệp.
Khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)
Phương pháp khấu hao tuyến tính chính là phương pháp tính khấu hao mà trong đó định mức khấu hao TSCĐ là như nhau trong suốt thời gian sử dụng. Đây chính là phương pháp đơn giản và thường được sử dụng nhiều nhất.
Công thức tính khấu hao theo đường thẳng là:
Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ thời gian khấu hao
Trong đó thì mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Xem thêm Hướng dẫn tự học kế toán thuế tại nhà cho người bận rộn
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Đối với phương pháp tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm thì tuổi thọ hữu ích của tài sản được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến sẽ được sản xuất. Bạn sẽ hiểu phương pháp khấu hao này là gì nếu áp dụng theo công thức:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm
Theo đó:
Khấu hao là gì? Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế.
Khấu hao theo số dư giảm dần
Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo công thức:
Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh
Theo đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh.
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo đường thẳng (%) = (1/ thời gian trích khấu hao của TSCĐ) x 100
Các loại chi phí khấu hao là gì?
Theo chuẩn mực của ngành kế toán thì gồm có 2 loại chi phí khấu hao phổ biến nhất, đó là:
Khấu hao tài sản cố định hữu hình
Tài sản hữu hình được hiểu đơn giản đó chính là những vật dụng có thể cầm nắm được, sử dụng một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số loại tài sản cố định hữu hình có thể liệt kê như: Máy móc sử dụng trong hoạt động sản xuất, trang thiết bị văn phòng, phương tiện phục vụ cho mục đích đi lại của doanh nghiệp…
Xem thêm Bật mí 6 lỗi nộp thuế điện tử không được kế toán thường gặp
Khấu hao tài sản cố định vô hình
Đây là những loại tài sản mà con người không thể cầm nắm được bằng tay nhưng vẫn thuộc về quyền sở hữu của một cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào đó. Những dạng tài sản cố định vô hình thường thấy trong các doanh nghiệp có thể kể đến như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, các văn bằng sáng chế…
Khấu hao là gì? Trong một giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí khấu hao dành cho tài sản cố định vô hình sẽ được quyết định dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ loại tài sản đó đem lại.
Qua bài viết này Hocketoan.com.vn đã cung cấp các thông tin về khấu hao là gì? Phương pháp tính khấu hao hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( bepro.vn, lamchutaichinh., … )