• Trang chủ
  • Kế toán cho sinh viên
  • Kế toán tổng hợp
  • Kinh nghiệp kế toán
  • Kế toán thuế
  • Kiến thức khác
    • Kế toán quản trị
    • Nguyên lý kế toán
    • Tin học kế toán
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kế toán cho sinh viên
  • Kế toán tổng hợp
  • Kinh nghiệp kế toán
  • Kế toán thuế
  • Kiến thức khác
    • Kế toán quản trị
    • Nguyên lý kế toán
    • Tin học kế toán
No Result
View All Result
Hocketoan.com.vn
No Result
View All Result
Home Kế toán tổng hợp

Đóng dấu treo là gì? Ý nghĩa của việc đóng dấu treo

ATP by ATP
18/05/2022
in Kế toán tổng hợp
0
Đóng dấu treo là gì? Ý nghĩa của việc đóng dấu treo
0
SHARES
159
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Đóng dấu treo là gì? Đóng dấu treo là việc người ký văn bản quyết định đóng dấu lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan hoặc tổ chức. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Đóng dấu treo là gì?

Đóng dấu treo là gì? Bạn cần biết gì?
Đóng dấu treo là gì?

Theo Điều 33, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc đóng dấu treo trên văn bản giấy sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Trong khi đó, căn cứ theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP, dấu treo  được sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ, hợp đồng giao kết giữa các bên. Hoặc, trong phụ lục đính kèm của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

Dấu treo sẽ thường được đóng dấu trên trang đầu tiên, đúng theo quy định của pháp luật về đóng dấu.

Xem thêm 12 từ vựng tiếng Anh chuyên nghành Kế toán bạn phải biết

Ý nghĩa của việc đóng dấu treo

– Việc đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ chỉ mang tính thông báo trong cơ quan về sự tồn tại của văn bản.

– Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.

Tính pháp lý của dấu treo

Theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định: “Việc đóng dấu lên những phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu treo được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan và tổ chức hoặc tên của phụ lục”.

Thông thường, tên cơ quan hoặc tổ chức thường được viết ở bên phía trái, trên đầu của văn bản và phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu sẽ được đóng lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó.

Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên những văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan, tổ chức hoặc trên phía góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính.

Dấu mộc treo được sử dụng như thế nào?

Hướng dẫn đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo đúng quy định
Dấu mộc treo được sử dụng như thế nào?

Dấu treo là một trong các con dấu quan trọng của mọi công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nên việc sử dụng như thế nào cho đúng với quy định của Luật Pháp rất quan trọng. Đây là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ nên cần phải lưu ý kỹ hơn.

Xem thêm Điều phải biết về thuế và những thông ty đối tượng

Khi không có sự ủy quyền

Dấu treo sẽ được dùng trong trường hợp là người chịu trách nhiệm được ký ở bên dưới không có thẩm quyền để đóng dấu treo lên chữ ký của mình đã ký ở văn bản đó.

Đóng dấu treo là gì? Đối với trường hợp không có sự ủy quyền này thì hay gặp ở các phòng đào tạo của trường đại học hoặc phòng công tác sinh viên được dùng trong quá trình xin dấu của sinh viên hoặc có thể bạn sẽ bắt gặp loại dấu này ở những hóa đơn.

Khi ban hành những loại văn bản

Trường hợp thứ hai có thể sử dụng dấu treo là khi ban hành những loại văn bản. Trường hợp này được sử dụng cho những văn bản pháp luật hoặc những phụ lục theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn như là đối với các văn bản do cơ quan ban hành đã có hiệu lực được quy định theo Luật Pháp

Các lưu ý khi đóng dấu treo

Trước khi đóng dấu treo sẽ căn cứ theo Điều 26, Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư để đóng dấu cho đúng. Dưới đây sẽ là một vài lưu ý quan trọng khi đóng dấu treo:

– Dấu đóng rõ ràng, ngay ngắn, không xiêu vẹo, đúng chiều và đúng loại mực con dấu quy định.

– Dấu đóng cần được đè lên 1/3 chữ ký về phía bên tay trái.

– Những phụ lục kèm theo văn bản sẽ do chính người ký văn bản quyết định việc đóng dấu. Dấu sẽ được đóng trực tiếp tại trang đầu tiên, đè lên một phần tên cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoặc tên phụ lục. Dấu trên phụ lục sẽ được đóng tại trang đầu dấu giáp lai, dấu nổi theo quy định của cơ quan quản lý ngành.

Xem thêm Xác định số tiền thuế đã nộp thừa cho doanh nghiệp

Quản lý và sử dụng dấu treo hiện nay

BG17: Hướng dẫn cách đóng dấu nhanh và chuẩn nhất cho nhân viên văn phòng -  YouTube
Quản lý và sử dụng dấu treo hiện nay

Đóng dấu treo là gì? Tại Điều 25, Nghị định 110/2004/NĐ-CP có ghi rõ về việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:

“Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và những quy định của Nghị định này”.

Con dấu của cơ quan hoặc tổ chức phải giao cho nhân viên văn thư giữ và thực hiện đóng dấu tại các cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định sau:

  • Không giao con dấu cho người khác khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
  • Phải tự tay đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
  • Chỉ được đóng dấu vào những văn bản và giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
  • Không được phép đóng dấu khống.

Qua bài viết này Hocketoan.com.vn đã cung cấp các thông tin về đóng dấu treo là gì? Ý nghĩa của việc đóng dấu treo. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( luathoangphi.vn. dichvuketoanacs.com, … )

Previous Post

Hóa đơn điện tử là gì? Các kiểu hóa đơn điện tử

Next Post

Mã số thuế người phụ thuộc là gì? Vì sao cần mã số thuế người phụ thuộc?

Next Post
Mã số thuế người phụ thuộc là gì? Vì sao cần mã số thuế người phụ thuộc?

Mã số thuế người phụ thuộc là gì? Vì sao cần mã số thuế người phụ thuộc?

Discussion about this post

Bài Viết Mới

Có những khóa học toán tin nào? Thời cơ việc làm sau tốt nghiệp?

Có những khóa học toán tin nào? Thời cơ việc làm sau tốt nghiệp?

02/02/2023
Trang web khóa toán online cực kỳ bổ ích mà bạn nên biết

Trang web khóa toán online cực kỳ bổ ích mà bạn nên biết

28/01/2023
Khóa học toán 12 miễn phí mà bạn không thể bỏ qua

Khóa học toán 12 miễn phí mà bạn không thể bỏ qua

23/01/2023
Khóa kế toán doanh nghiệp là gì? Điều kiện cần của một kế toán doanh nghiệp?

Khóa kế toán doanh nghiệp là gì? Điều kiện cần của một kế toán doanh nghiệp?

18/01/2023
Khóa học dự toán cực kỳ hấp dẫn và bổ ích mà bạn nên biết

Khóa học dự toán cực kỳ hấp dẫn và bổ ích mà bạn nên biết

13/01/2023
Khóa học kế toán trưởng cực kỳ hiệu quả mà bạn nên biết

Khóa học kế toán trưởng cực kỳ hiệu quả mà bạn nên biết

08/01/2023

Giới thiệu

Học kế toán là những kiến thức dựa vào kinh nghiệm của các doanh nghiệp, cá nhân có uy tín khác nhau. Review các lớp học kế toán...

Chuyên mục

  • Chưa được phân loại
  • Kế toán cho sinh viên
  • Kế toán quản trị
  • Kế toán thuế
  • Kế toán tổng hợp
  • Kiến thức khác
  • Kinh nghiệp kế toán
  • Nguyên lý kế toán
  • Tin học kế toán
  • Tin tức

Liên Kết

Dol.vn
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kế toán cho sinh viên
  • Kế toán tổng hợp
  • Kinh nghiệp kế toán
  • Kế toán thuế
  • Kiến thức khác
    • Kế toán quản trị
    • Nguyên lý kế toán
    • Tin học kế toán

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.