Báo cáo lãi lỗ được coi như một cuốn phim quay chậm phản ánh kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kì. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Báo cáo lãi lỗ là gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Profit and Loss Statement, viết tắt là P&L. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được biết đến với tên gọi là Income Statement.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.
Xem thêm Kế toán thanh toán là gì ? Những công việc kế toán thanh toán phải làm
Thuật ngữ liên quan
Báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.
Theo chế độ tài chính hiện hành, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Đặc trưng
Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ, đồng thời thông qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa
Đây là loại báo cáo tài chính được các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kì. Đối với nhà quản trị tài chính nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.
Vai trò của P&L trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào? Căn cứ vào tình hình thực tại, doanh nghiệp sẽ đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý để cải thiện hiệu quả hoạt động. Trường hợp nếu doanh nghiệp hợp tác với nhiều công ty, căn cứ vào các chỉ số P&L sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và đưa ra quyết định có trở thành đối tác hay không.
Thông qua P&L doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ liên tục thì doanh nghiệp cần đưa ra hướng giải quyết và xử lý kịp thời
Xem thêm 9 Hàm Excel thường dùng trong kế toán làm ngành này nên biết
5 bước để chuẩn bị lập báo cáo lãi lỗ (P&L)
Báo cáo lãi lỗ để chuẩn bị lập báo cáo, doanh nghiệp cần thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, sổ sách rõ ràng
Để không gặp khó khăn trong việc xác định báo cáo P&L của mình, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ rõ ràng về các khoản thu chi của doanh nghiệp. Nếu thấy công việc ghi chép sổ sách thủ công tiêu tốn nhiều thời gian thì doanh nghiệp bạn có thể tham khảo phần mềm kế toán để giúp bạn tổng hợp các thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn
Bước 2: Lựa chọn khoảng thời gian cần theo dõi
Trước khi bắt đầu xây dựng báo cáo P&L, doanh nghiệp bạn cần xác định khoảng thời gian mà doanh nghiệp cần theo dõi. Bất kể khoảng thời gian này gần đây hay cách đây bao lâu, bạn cũng cần xem xét lựa chọn khoảng thời gian để không gây ảnh hưởng đến các bước tiếp theo trong quá trình lập báo cáo lãi lỗ
Bước 3: Tổng hợp doanh thu của doanh nghiệp
Các loại doanh thu của doanh nghiệp thường được phân chia thành: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu dịch vụ, doanh thu tài chính và các doanh thu từ các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần tổng hợp để có được số liệu chính xác và đầy đủ nhất.
Bước 4: Tổng hợp các khoản chi phí đã phát sinh
Để biết được tình trạng doanh nghiệp đang lãi lỗ như thế nào, bạn cần tổng hợp các khoản chi phí đã phát sinh trong khoảng thời gian doanh nghiệp lựa chọn theo dõi. Doanh nghiệp cũng có thể phải xem xét các yếu tố khác như trả lại hoặc hoàn tiền
Bước 5: Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp
Báo cáo lãi lỗ lợi nhuận có được từ doanh thu trừ chi phí, vì vậy doanh nghiệp cần tính toán để xác định được kết quả cuối cùng. Nếu muốn, doanh nghiệp cũng có thể xác định thu nhập ròng, tức là “thu nhập sau thuế” của doanh nghiệp
Qua bài viết này Hocketoan.com.vn đã cung cấp các thông tin về báo cáo lãi lỗ là gì? Đặc trưng của báo cáo lãi lỗ. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( cfoviet.com, www.webtretho.com, … )