Kiểm toán hoạt động được hiểu đơn giản là cuộc kiểm tra mang tính khách quan, toàn diện để thực hiện đánh giá các yếu tố như yếu tố vật lực. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Kiểm toán hoạt động là gì?

Kiểm toán hoạt động là một hoạt động kiểm toán mới xuất hiện trên trong môi trường kinh doanh hiện nay. Theo như nghiên cứu hoạt động kiểm toán hoạt động chỉ mới xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Khi mới xuất hiện hoạt động này chủ yếu được áp dụng trong hoạt động công sau đó mới được giới tư nhân tìm hiểu và áp dụng vào môi trường kinh doanh tư nhân.
Tại Việt Nam thì thuật ngữ này xuất hiện mãi những năm thập niên 90 của thế kỷ XX qua các sách và tài liệu nước ngoài.
Xem thêm Cách lưu trữ chứng từ kế toán khoa học dành cho dân kế toán
Đối tượng bắt buộc phải được kiểm toán?
Điều 15, Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định các đối tượng kiểm toán độc lập bao gồm:
- Tổ chức doanh nghiệp được pháp luật quy định hàng năm báo cáo tài chính phải được doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài kiểm toán, như:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.Tổ chức tín dụng bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Tổ chức doanh nghiệp khác yêu cầu phải kiểm toán theo quy định của pháp luật liên quan.
- Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, gồm:
Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán hoạt động là gì
+ Mục tiêu: nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ, tính hiệu quả,hiệu năng quản lý của các loại hình nghiệp vụ trong hoạt động của một đơn vị hay tổ chức.
+ Đối tượng: các nghiệp vụ hay hoạt động của đơn vị hay tổ chức
+ Chủ thể kiểm toán: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ; kiểm toán độc lập
+ Khách thể kiểm toán: bộ phận hay đơn vị
+ Trình tự tiến hành: (với các nghiệp vụ tài chính) xuôi theo trình tự của kế toán
+ Cơ sở tiến hành: không có chuẩn mực cụ thể
+ Các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán: tùy thuộc vào loại hình kiểm toán và cuộc kiểm toán cụ thể (QH, CP, các Cơ quan quản lý)
+ Báo cáo kiểm toán: thông tin về thực trạng quản lý và các kiến nghị hay giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng trong quản lý.
Nhận định về tính hiệu quả trong kiểm toán hoạt động

Nhận định về tính hiệu quả trong kiểm toán hoạt động là đánh giá về sự tiết kiệm trong mua sắm các nguồn lực, khả năng sản xuất(sức sản xuất) và khả năng sinh lời của một hoạt động thuộc cơ quan hay tổ chức
Ví dụ: Khi kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực, kiểm toán viên cần quan tâm đến năng suất của lao động trực tiếp tại bộ phận sản xuất, đây chính là biểu hiện về khả năng sản xuất(sức sản xuất) của lực lượng lao động. Khi năng suất lao động cao thì hiệu quả của việc sử dụng lao động của đơn vị cao và ngược lại. Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại tính hiệu quả còn được đánh giá thông qua sức sinh lời (cụ thể ở ví dụ là sản phẩm của công nhân có tiêu thụ được hay không), hay tính tiết kiệm (công nhân tạo ra nguồn lực như điện, nguyên vật liệu…) trong quá trình tạo ra sản phẩm như thế nào
Những lợi ích nhận được từ kiểm toán hoạt động
Lợi ích đối với xã hội
- Kiểm toán hoạt động sẽ giúp ngân sách, nguồn tài nguyên, công quỹ của tập thể được sử dụng hữu hiệu nhất nhằm tránh lãng phí.
- Chương trình, hoạt động của chính phủ sẽ được triển khai đúng kế hoạch và hiệu quả nhất thông qua việc KTHD phát hiện nhiều hạn chế, sai sót còn tồn đọng và đề xuất những biện pháp khắc phục.
- Các chương trình, hạng mục cần phải chi tiêu của nhà nước được thực hiện xem xét một cách kỹ càng hơn và đem lại lợi ích thật sự cho nhân dân.
Xem thêm Hướng dẫn tự học kế toán thuế tại nhà cho người bận rộn
Lịch ích với đơn vị
- Cải tiến được phạm vi hệ thống cần kiểm soát cũng như quản lý.
- Có cơ sở tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới tiêu chí đánh giá KTHD hay mang tính tiêu cực.
- Tạo được cơ hội để có thể phát hiện ra điều mới nảy sinh trong quá trình thực hiện hay hoạt động.
- Thực hiện nâng cao nhận thức của các đơn vị về dòng tiền chưa có kiểm toán hoạt động diễn ra.
Kiểm toán mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Các phương pháp của kiểm toán hiện nay
Phương pháp kiểm toán chung
Có 2 phương pháp chính để kiểm toán chung phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới:
- Định hướng kết quả: Theo đó, kiểm toán viên sẽ dựa vào kết quả thu được từ các hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị để làm căn cứ xác định nội dung, mục tiêu, chương trình KTHD.
- Định hướng vấn đề: Các kiểm toán viên sẽ nhận định về các hoạt động của bộ phận ở đơn vị hoạt động có vấn đề hay không dựa vào những nhận định của mình để làm căn cứ xác định nội dung, mục tiêu, chương trình KTHD…
Xem thêm Vì sao chọn dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp? 6 nguyên nhân sau
Phương pháp kiểm toán hoạt động riêng

- Kiểm toán hoạt động phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ thu thập dữ liệu thường được sử dụng thu thập dữ liệu KTHD nói riêng và dữ liệu kiểm toán nói chung:
- Phương pháp kiểm tra tài liệu lưu trữ
- Phương pháp hội thảo và chất vấn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Phương pháp tham khảo các ý kiến từ chuyên gia và tư vấn
Qua bài viết này Hocketoan.com.vn đã cung cấp các thông tin về kiểm toán hoạt động là gì? Các đặc trưng của kiểm toán hoạt động. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luatduonggia.vn, asp.misa.vn, … )